Archive
MẸO PHÂN BIỆT CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Ở ĐỀ ĐỌC HIỂU
Đây là thứ hay cãi nhau nhất, nhưng chỉ cần nắm vài mẹo nhỏ xíu này là có thể dễ dàng kiếm điểm. Nói là mẹo nhỏ chứ phải động não đó nghen. Xem clip kĩ một chút nhé. Thầy Khôi dạy Văn.
Mị cắt dây trói: bột phát hay tất yếu?
Đề: Cảm nhận về hành động Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ có ý kiến cho rằng “Đó là hành động bột phát “.Ý kiến khác lại khẳng định “Đó là hành động tất yếu phù hợp với tính cách của nhân vật”. Qua việc phân tích diễn biến tâm lí Mị trong đêm đông, anh (chị) hãy bàn luận về ý kiến trên.
- Mở bài: Tác giả > Phong cách, nội dung sáng tác chủ đạo > tác phẩm tiêu biểu: VCAP > Nội dung chủ đề tác phẩm > 2 ý kiến
- Thân bài
- Giới thiệu chung:
– Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, v.v. Tóm tắt nội dung phần đầu phần đêm tình mùa xuân [chú ý làm thật gọn, chỉ chừng 3-4 câu là đủ. Tham khảo: Vợ chồng A Phủ là tác phẩm trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, được sáng tác vào khoảng 1952-1953, là kết quả của cuộc thâm nhập đời sống vào các dân tộc Thái, Dao, Hmông, Mường trên các vùng cao Tây Bắc đất nước. Tác phẩm kể về Mị, người con gái núi rừng bị bắt làm dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Trong quãng thời gian đày đọa đó, Mị đã thể hiện sức sống mãnh liệt của mình qua những khao khát vượt thoát trong đêm tình mùa xuân. Tác phẩm cũng xây dựng hình tượng nhân vật A Phủ, một chàng trai khỏe mạnh, lương thiện bị nhà thống lí Pá Tra hành hạ vì tội để hổ bắt mất một con bò. A Phủ và Mị sau đó tìm đến với nhau, tự giải thoát cho nhau như kết quả tất yếu của những con người bị đè nén, áp bức bởi các thế lực cường quyền.)
– Giải thích:
+ Ý kiến “hành động bột phát”: nhấn mạnh tính bất ngờ, kì lạ trong hành động của Mị
+ Ý kiến “tất yếu”: nhấn mạnh sự hợp lí trong quá trình thức tỉnh của Mị, đặc biệt là hệ quả của vệc bừng thức sau đêm tình mùa xuân.
- Phân tích
[Đoạn phân tích này phải làm đủ các ý của đêm đông để dẫn dắt, không được để đề bài đánh lừa, tức là chỉ nói mỗi chuyện cắt dây trói]
++ Yếu tố tác động: khi đang thức sưởi lửa để xua đi cái lạnh của “những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn”, vô tình Mị “lé mắt trông sang” và thấy “hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
++ Diễn biến tâm trạng, hành động:
– Đầu tiên, Mị lạnh lùng, vô cảm khi “vẫn thản nhiên nổi lửa, hơ tay”; cô đã nghĩ “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
– Nhưng khi chợt chứng kiến nước mắt của A Phủ, Mị dần thay đổi. Mị nhớ lại hoàn cảnh của mình trước đây khi bị A Sử hành hạ: “Mị cũng phải trói đứng thế kia, nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được”.
– Cô bắt đầu thấy cảm thông cho A Phủ “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” và căm phẫn tội ác của cha con thống lí “nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”.
– Cô nghĩ đến thân mình “là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi” và nhận thức được sự vô lí đối với A Phủ: “người kia việc gì mà phải chết thế”, đồng thời Mị tưởng tượng cảnh nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ phải chết thay.
++ Kết quả
– Dần dần Mị đã thắng sự sợ hãi, “nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…” để dẫn đến kết quả là hành động cắt dây trói nhanh chóng, dứt khoát. Và sau phút dây ngắn ngủi “đứng lặng trong bóng tối”, Mị đã “vụt chạy ra” trốn thoát cùng A Phủ.
– Hành động này hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của tâm lí nhân vật. Tuy có tính chất tự phát song đó là kết quả tất yếu của một quá trình bị dồn nén, bức xúc về tinh thần đòi hỏi phải được giải thoát.
– Với hành động đấy Mị không chỉ cứu người mà cô còn cứu được cả chính mình.
- Bàn luận
– Kết luận 2 ý kiến: không mâu thuẫn, mà bổ sung cho nhau.
– Tư tưởng nhân đạo của tác giả: niềm tin vào sự sống tiềm tàng; mở ra cho con người cùng khổ con đườn mới tươi sáng [cách mạng]
– Nghệ thuật: khắc họa nhân vật sinh động: tính cách phong phú, phát triển hợp lí, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nội tâm; Ngôn ngữ chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính chất tạo hình, giàu chất thơ, đậm đà phong vị miền núi.
III. Kết bài (tự làm)
Thầy Khôi dạy Văn
Cách làm phần Đọc – hiểu đề Văn 12
Phần đọc – hiểu có thể coi là phần…cho điểm trong đề thi Văn 12. Nhưng làm sao để lấy được trọn 3 điểm không phải là chuyện dễ dàng, chủ yếu là do tâm lí người chấm. Vì vậy mình phải làm mọi cách để có câu trả lời khôn ngoan nhất, hiệu quả nhất, để người chấm khó tính đến đâu cũng phải cho điểm mình, dù có thể mình viết không hay, nhưng phải đúng và đủ. Các bạn theo dõi clip sau để có kinh nghiệm làm bài nhé.
Thầy Khôi dạy Văn